Nhị thập bát tú
Nhị thập bát tú

Nhị thập bát tú

Nhị thập bát tú (二十八宿) là cách gọi của 28 chòm sao (宿 "Tú") nằm trên bầu trời theo cách chia trong thiên văn học Trung Quốc cổ đại.Nhị thập bát tú được cho là có nguồn gốc từ việc quan sát sự di chuyển của mặt trăng trên bầu trời. Mặt trăng đi một vòng quỹ đạo mất hơn 27 ngày, ứng với mỗi ngày là một vị trí trên thiên cầu, và từ đó người phương Đông tạo ra hệ thống 28 hoặc đôi khi là 27 hay 36 chòm sao trên bầu trời (Xem thêm: Lunar mansion hay 二十八宿). Trong thiên văn học Ấn Độ cũng có hệ thống 28 chòm sao tương tự gọi là Nakshatra. Một hệ thống khác cũng dựa trên đường mặt trăng di chuyển là 36 Decan của Ai Cập cổ đại.Người ta chia vòng Hoàng Đạo thành bốn phần, quy ước như bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trên mặt đất và gán cho chúng hình ảnh của bốn con vật huyền thoại, hay Tứ Tượng (四象), chúng là: Thanh Long (rồng xanh, ở phương Đông), Bạch Hổ (hổ trắng, ở phương Tây), Chu Tước (sẻ đỏ, ở phương Nam) và Huyền Vũ (rùa đen, ứng với phương Bắc). Mỗi phương có bảy chòm sao. Tên chòm sao cũng là tên của chủ tinh (các sao chính), ngoài ra các sao khác trong mỗi chòm cũng có tên riêng.